Gỗ óc chó được coi là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho thiết kế tủ bếp. Với vẻ đẹp tự nhiên tuyệt mỹ, tính bền vững và khả năng phối hợp linh hoạt với nhiều phong cách khác nhau.
Tủ bếp làm từ cây óc chó trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho không gian bếp với màu gỗ óc chó vừa sang trọng vừa ấm cúng. Để tìm hiểu sâu hơn về loại gỗ này hãy cùng theo dõi bài viết ở dưới đây.
Gỗ óc chó là gì?
Cây óc chó là một trong những loài cây gỗ hiếm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loại gỗ này có khả năng tự tái sinh một cách tự nhiên, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng và khai thác chúng một cách lâu dài.
Nhờ vào đặc tính độc đáo này, một số khu vực tại miền Bắc Mỹ đã trồng cây óc chó với quy mô lớn, nhằm thu hoạch gỗ chất lượng và xuất khẩu ra các thị trường trên toàn thế giới.
Đặc điểm của cây óc chó
- Kích thước thân: Cây óc chó là một loại cây có thân hình lớn, có khả năng phát triển cao từ 25 – 35 mét và có bán kính thân cây lên tới 2 mét
- Tán cây rộng rãi, điều này giúp nó cạnh tranh hiệu quả về ánh sáng trong môi trường rừng.
- Lá hình lông chim dài 20-100mm, mọc so le nhau, gân giữa lá có lông, mặt lá nhẵn.
- Hoa chủng đơn tính, mọc thưa thớt, màu xanh nhạt giống màu lá, nở vào tháng 3-5.
- Quả óc chó giàu dinh dưỡng, kích thước 3-4cm, có lớp hạt và vỏ cứng bên ngoài, khi chín màu nâu. Thu hoạch quả vào cuối tháng 9-10.

Phân loại gỗ óc chó tại thị trường Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, gỗ cây óc chó được phân chia thành ba loại:
- Gỗ óc chó xẻ cây: Đây là loại gỗ có chất lượng thấp, chưa qua xử lý và bảo quản kỹ, dễ bị cong và bị tác động của mối mọt, vì vậy giá thành thường rẻ.
- Gỗ cây óc chó loại 2, 3: Đây là loại gỗ có chất lượng tốt hơn so với gỗ xẻ cây, tuy nhiên vẫn có mắt cây và không đạt đẹp như gỗ loại 1.
- Gỗ cây óc chó nhập khẩu loại 1: Đây là loại gỗ tốt nhất với chất lượng cao, trải qua quy trình xử lý chuyên nghiệp, có vân gỗ đẹp và độc đáo, là sự lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm cao cấp.
Gỗ óc chó nhập khẩu có mấy loại?
Gỗ óc chó thường được nhập khẩu dưới hai dạng chính: gỗ xẻ đã sấy và gỗ tròn.
Gỗ xẻ đã sấy có hai loại chính: gỗ rong cạnh và gỗ xẻ đã sấy trong nước.
Gỗ rong cạnh là loại đã trải qua quá trình xẻ và sấy ở nước ngoài, sau đó được nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng gỗ kiện.
Trước khi có mặt trên thị trường, loại gỗ này phải trải qua các bước công đoạn cắt xẻ và sấy khô, nhằm nâng cao tính ổn định và khả năng chịu lực của gỗ.
Thời gian cần thiết cho quá trình này có thể dao động từ 15 đến 30 ngày, tuy nhiên, có những loại gỗ đặc biệt mà quá trình xử lý kéo dài hơn, khoảng từ 2 đến 3 tháng.
Gỗ óc chó thuộc nhóm phân loại gỗ nào?
Theo quyết định số 2198-CNR của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trước đây là Bộ Lâm Nghiệp), gỗ óc chó đã được xác định không thuộc nhóm gỗ trong danh sách gỗ Việt Nam
Bởi vì được coi là một loại gỗ nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, nếu chúng ta áp dụng quy định phân loại nhóm gỗ, có thể xếp gỗ óc chó vào nhóm IV, tương đương với các loại gỗ như Gội, Kim Giao, Re, Mít, Mỡ…
Đánh giá gỗ óc chó
Và nhiều người đặt ra câu hỏi rằng gỗ óc chó có bền không? Hãy theo dõi từng ưu,nhược điểm của loại gỗ này ở dưới đây để trả lời câu hỏi đó nhé!

Ưu điểm
- Vẻ đẹp tự nhiên: Gỗ óc chó có vân gỗ đẹp mê hồn và độc đáo, mang đến sự sang trọng và quý phái cho bất kỳ không gian nào.
- Độ bền và đẹp vượt trội: Có khả năng chống mối mọt, cong vênh và nứt nẻ, giúp tủ bếp duy trì vẻ đẹp và chắc chắn qua thời gian.
- Tính linh hoạt: Nó có thể tương thích với các phương pháp xử lý và hoàn thiện khác nhau, từ việc sơn màu đến nhấn bóng, giúp tạo nên nhiều phong cách thiết kế tủ bếp đa dạng.
- Thân thiện với môi trường: Đây là loại gỗ tái sinh tự nhiên, do đó có khả năng góp phần vào bảo vệ môi trường.
Nhược điểm
Mặc dù có những ưu điểm nổi bật, nhưng cũng không tránh khỏi một số nhược điểm đáng chú ý sau:
- Giá thành cao: Đây là một loại gỗ quý hiếm, do đó giá thành của nó thường cao hơn so với các loại gỗ thông thường.
- Khó khăn trong chế tác: Gỗ óc chó có độ cứng cao và đường vân phức tạp. Điều này làm cho quá trình chế tác và gia công khó khăn hơn và tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
- Nhạy cảm với độ ẩm: Gỗ óc chó sẽ co giãn khi tiếp xúc với độ ẩm và thay đổi thời tiết. Do đó, cần phải duy trì môi trường khô ráo cho tủ bếp và các sản phẩm từ gỗ này để tránh biến dạng và cong vênh.
Gỗ cây óc chó là loại vật liệu vô cùng ấn tượng với những ưu điểm và nhược điểm của nó, làm cho nó trở thành một trong những lựa chọn được nhiều chuyên gia thiết kế tủ bếp yêu thích.
Giá bán của gỗ óc chó hiện nay
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, giá gỗ óc chó có sự biến động từ 20 – 45 triệu đồng/mét khối.
Việc nhập khẩu loại gỗ óc chó xẻ sấy từ nước ngoài đã giúp Việt Nam có nguồn cung cấp chất lượng cao và đa dạng về loại gỗ này, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tuy giá cả có phần dao động nhưng sự ổn định và chất lượng của sản phẩm đã thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong ngành gỗ.
Ứng dụng của gỗ óc chó trong thiết kế nội thất
Chất liệu gỗ từ thân cây óc chó trở thành vật liệu được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất cao cấp để tạo nên những sản phẩm độc đáo và sang trọng.
Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của gỗ óc chó trong thiết kế nội thất:
- Tủ bếp gỗ óc chó: Với đường vân độc đáo và màu sắc tự nhiên, mang đến vẻ đẹp và sang trọng cho không gian nấu nướng.
- Bàn ăn làm từ gỗ óc chó: Thường được dùng để tạo không gian ấm cúng và sang trọng cho bữa ăn gia đình.
- Tủ quần áo và tủ đựng đồ gỗ óc chó: Với tính bền và thẩm mỹ, óc chó trở thành lựa chọn phổ biến cho tủ quần áo và tủ đựng đồ cá nhân, bảo quản quần áo và đồ dùng một cách an toàn và sang trọng.
- Giường ngủ: Khung giường và đầu giường từ cây óc chó mang đến không gian ngủ vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng.
- Kệ sách và kệ trang trí: Nó cũng là nguyên liệu tuyệt vời để chế tác kệ sách và kệ trang trí, tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian sống.

Trên đây là toàn bộ thông tin về gỗ óc chó mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc.
Loại gỗ này thực sự rất thích hợp để sử dụng trong chế tạo tủ bếp với những ưu điểm và công dụng tuyệt vời.
Mời bạn tham khảo thêm các loại gỗ tự nhiên làm tủ bếp khác: