Có một lựa chọn xuất sắc cho những căn bếp nhỏ là tủ bếp theo kiểu chữ I. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng sắp xếp nó một cách thông minh, tiện nghi và hợp lý trong quá trình nấu nướng.
Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ những cách bố trí bếp chữ I cho những căn bếp nhỏ xinh đẹp, giúp tối ưu hóa không gian và tạo sự tiện lợi.
Những tiêu chí khi bố trí tủ bếp chữ I
Khi thực hiện thiết kế tủ bếp một vách bên, bạn cần phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:
- Tối ưu được không gian căn bếp
- Dễ dàng di chuyển trong lúc sử dụng
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho tổng thể căn bếp
6 Cách bố trí tủ bếp chữ I giúp tối ưu không gian
Sau đây sẽ là một số mẹo bố trí để giúp căn bếp của bạn đáp ứng được những tiêu chí trên.
1. Chọn tủ bếp chữ I có kích thước phù hợp
Tủ bếp với thiết kế hình chữ I thường chiều dài tổng thể từ 2 – 5m. Đối với tủ bếp dưới thì chiều sâu từ 60 – 85cm và chiều cao thường từ 80 – 85cm. Trong khi đó, tủ bếp trên sẽ có chiều sâu nhỏ hơn tủ bếp dưới, chiều cao có thể từ 85cm hoặc kịch trần tùy vào sở thích của gia chủ.
Ngoài ra, khi quyết định chiều dài tủ bếp là bao nhiêu, hãy xem xét đến việc đặt tủ lạnh ngay cạnh tủ bếp để trừ hao một khoảng tương ứng với bề ngang của tủ lạnh.
2. Đặt tủ bếp chữ I ở vị trí hợp phong thủy
Nếu nhà của bạn là nhà ống thì bạn có thể đặt bếp sát vào vách tường chiều rộng của căn nhà để tận dụng tối đa không gian.
Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể áp dụng như vậy. Vì bạn cần phải xem xét đến yếu tố phong thủy, hướng nhà để quyết định đặt tủ bếp ở vị trí phù hợp nhất.
Bạn cần xác định được hướng nhà, hướng bếp và tuổi mệnh của mình để làm căn cứ tham khảo. Xem thêm: Các nguyên tắc phong thủy nhà bếp
3. Áp dụng quy tắc tam giác vàng khi bố trí tủ bếp
Dù bạn sắp xếp tủ bếp như thế nào, quy tắc “tam giác vàng” vẫn là một lựa chọn lý tưởng mà mọi gia đình nên áp dụng.
Trong bố trí bếp theo dạng chữ I, việc xếp các khu vực theo thứ tự: tủ lạnh, bồn rửa, và bếp nấu sẽ giúp quy trình nấu nướng diễn ra dễ dàng và hiệu quả.
Lưu ý: Đừng nên để bồn rửa chén gần sát với bếp nấu, vì đôi khi nước sẽ bắn lên khu vực bếp nấu ảnh hưởng đến việc nấu nướng. Với lại, đây cũng là điều kiên kỵ trong phong thủy, hỏa khắc với thủy.
4. Tránh đặt vị trí bếp che đi cửa sổ
Đặt tủ bếp che đi cửa sổ có thể tạo ra một số vấn đề như: Thiếu ánh sáng và thông thoáng tự nhiên, khó khăn trong việc vệ sinh và ảnh hưởng đến thiết kế không gian
5. Quy tắc bố trí theo quy tắc chiều dọc
Quy tắc sắp xếp theo chiều dọc có nghĩa là gom nhóm các khu vực chức năng của tủ bếp có liên quan với nhau theo chiều dọc từ trên xuống.
Cụ thể như sau:
- Khu vực bồn rửa chén sẽ có thùng rác thông minh ngay bên dưới, phía bên trên sẽ lắp đặt giá để chén bát
- Khu vực bếp nấu, bên dưới sẽ là lò vi sóng âm tủ và khu vực để xoong nồi, bên trên sẽ có máy hút khói
- Khu vực cắm nồi cơm, bên dưới sẽ là thùng gạo, phía bên trên sẽ là khu vực để các loại thực phẩm khô,…
Như vậy, việc sắp đặt các phụ kiện tủ bếp theo cách này sẽ giúp tối ưu hóa không gian và giúp người nội trợ dễ dàng thực hiện các công việc nấu nướng và sắp xếp đồ dùng trong bếp một cách thuận tiện.
6. Linh hoạt và hài hòa trong việc sử dụng màu sắc
Màu sắc là yếu tố quan trọng có thể làm cho không gian bếp nhỏ trông rộng hơn và gây ấn tượng tích cực cho người nội trợ và khách đến chơi nhà.
Bạn có thể áp dụng một bảng màu tương phản trong bếp, ví dụ như sơn tủ màu đen, lát nền gạch màu be có khảm và mặt bàn màu xanh ô liu tươi sáng.
Sự kết hợp này sẽ tạo cảm giác thoáng đãng và mở rộng không gian nhà bếp, làm cho căn phòng trở nên lý tưởng hơn và hấp dẫn hơn.
Một số ý tưởng thiết kế tủ bếp hình chữ I thông minh
Sau đây là một số ý tưởng thiết kế tủ bếp kiểu chữ I với phong cách hiện đại và tối giản giúp bạn tiết kiệm được không gian hiệu quả.
Trên đây là những cách bố trí bếp chữ I khoa học, giúp gia chủ tiết kiệm không gian lưu trữ mà vẫn đảm bảo tính hữu dụng và tăng cường trải nghiệm nấu nướng.